Anh Đặng Thế Lâm - đại diện nhóm từ thiện "Ở đây có yêu thương" cho hay, các trường hợp được nhận quà đều là người khiếm thị nên nhóm của anh phải đến tận nhà mỗi người theo danh sách để tặng, chứ không tặng tập trung.
Mỗi suất quà sẽ gồm, gạo, mì tôm, miến khô, củ quả, ruốc, gia vị, nước sát khuẩn cùng 300 - 500 nghìn đồng tiền mặt. Tổng trị giá mỗi suất quà là 1 triệu đồng sẽ được gửi đến người khiếm thị.
Theo anh Lâm, sở dĩ nhóm hướng tới giúp đỡ những người khiếm thị là bởi, nhiều thành viên trong nhóm đang làm việc tại Trung tâm Hỗ trợ trẻ em khuyết tật hoà nhập cộng đồng, thường ngày các thành viên đã hỗ trợ các em khiếm thị nên mọi người hiểu rõ những khó khăn mà họ gặp phải.
Đây là lần đầu tiên nhóm của anh Lâm tặng quà cứu trợ
Trong thời gian Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, đã gây không ít khó khăn cho những người lao động bình thường, với những người khiếm thị thì khó khăn càng chồng chất gấp bội.
Do đó, khi Hà Nội thực hiện giãn cách lần 3 (từ 23/8 - 6/9) nhóm đã thực hiện ý tưởng và kêu gọi thêm các nhà hảo tâm quyên góp giúp đỡ những người khiếm thị.
![]() | Giá heo hơi lao xuống 30.000 đồng/kg, thịt ở chợ ‘cố thủ‘, nhúc nhích giảm |
![]() | Miền Bắc chuẩn bị đón đợt không khí lạnh mạnh |
![]() | Bắc Giang nằm trong số 13 tỉnh, thành phố đạt tiêu chí “vùng xanh“ |
Chiều 25/8, những chiếc xe được chất đầy quà để gửi đến tận nhà người nhận
Bà Nguyễn Thị Tuyết (72 tuổi, trú phố Thợ Nhuộm, Hoàn Kiếm) chia sẻ, trước kia bà làm công việc chẻ tăm ở Hội người mù của quận. Nhiều năm nay nghỉ nên không có thu nhập, cơm nước thường ngày do con cháu chu cấp.
Từ khi xảy ra dịch, nhiều con cháu phải nghỉ việc nên cuộc sống khó khăn hơn rất nhiều. "Rất may nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm nên tôi không bị đói. Trong lúc khó khăn như hiện nay vẫn luôn nhận được những món quà thế này chúng tôi rất xúc động", bà Tuyết rưng rưng nói.
Bà Nguyễn Thị Tuyết xúc động khi được nhận quà
![]() | Bắc Giang có thêm khu đô thị rộng 40ha |
![]() | Bắc Giang: Xôn xao đoạn clip bé gái 2 tuổi bị bạn học đánн dã мan ngay trong lớp |
![]() | Bắc Giang: Cháu bé 4 tuổi ung thư cầu xin bác sĩ qua từng cơn đau |
Bà Tuyết chia sẻ, bà làm trong Hội người mù hơn 30 năm. Từ khi nghỉ tại đây, hàng tháng bà sống nhờ vào tiền trợ cấp của Nhà nước và chu cấp thêm từ con cháu. Ảnh hưởng của dịch nên sinh hoạt khó khăn, nhiều khi phải nhờ hàng xóm, láng giềng
Chị Trần Thu Lan (trú phố Cầu Đất, Hoàn Kiếm) cho hay, chị vốn làm tại cơ sở tẩm quất cho người mù. Từ tháng 5/2021, Hà Nội dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh này nên chị cũng nghỉ việc, mất hoàn toàn thu nhập.
"Nhà lại nằm trong khu vực phong toả nên cuộc sống của 2 mẹ con thực sự gặp rất nhiều khó khăn. Nhờ được hỗ trợ của địa phương và cộng đồng, những người như chúng tôi mới vượt qua giai đoạn này", chị Lan xúc động nói.
Chị cho hay, bản thân bị mù bẩm sinh nên sinh hoạt thường ngày đã rất khó khăn. Từ khi phải nghỉ việc chị hoàn toàn mất đi nguồn thu nhập
Khu vực sinh sống nằm trong diện phong toả nên nguồn thực phẩm của chị đều do chính quyền địa phương chu cấp. Nhận được quà từ thiện chị rất vui mừng, xúc động
Mỗi suất quà sẽ bao gồm thực phẩm và tiền mặt
Một cặp vợ chồng lao động nghèo được nhóm từ thiện tặng quà khi đang di chuyển
Anh Lâm chia sẻ thêm, nhóm đã chia thành 2 giai đoạn để hỗ trợ đến người khiếm thị. Cụ thể, trong đợt 1 nhóm sẽ hỗ trợ 100 gia đình (từ chiều 15/8 đến hết 6/9, tại 4 quận: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai).
Giai đoạn 2 sẽ hỗ trợ tiếp 250 gia đình người khiếm thị gặp khó khăn về lương thực, thực phẩm và đồ dùng học tập cho con em các gia đình khiếm thị để hồi phục sau dịch.